CƠ SỞ DỮ LIỆU MỞ "NGUỒN TRI THỨC VÔ TẬN" DÀNH CHO CÁN BỘ GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN

Thế giới đang hướng tới một thế giới mở, nguồn tài nguyên thông tin khoa học cũng vậy, các nguồn dữ liệu khoa học trên thế giới đang hướng tới cho phép truy cập mở một cách mạnh mẽ.

Trung tâm Thông tin - Thư viện xin giới thiệu một số cơ sở dữ liệu truy cập mở trên thế giới, qua đó giúp bạn đọc có thêm một kênh thông tin tham khảo tài liệu phong phú, tin cậy và miễn phí.

1.    Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến

Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến do Bộ Khoa Học và Công Nghệ quản lý. Đây là một dịch vụ cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam. Bạn có thể đăng ký miễn phí để truy cập dịch vụ này. Các tạp chí hiện có: Nghiên cứu tôn giáo; Công nghệ sinh học; Nghiên cứu lịch sử; Tạp chí hóa học; Khoa học và công nghệ; Tạp chí phát triển khoa học công nghệ; Khoa học xã hội Việt Nam; Tâm lý học; Quản lý kinh tế; Triết học…

Địa chỉ truy cập http://www.vjol.info

2.   Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER)

Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam được xây dựng với mục tiêu tạo ra kho tài liệu của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Đây sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Hiện nay trang web về học liệu mở có trên 2100 môn học (với hơn 22.148 tài liệu, 513 tuyển tập từ 6.743 tác giả) bao gồm các bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin, quản trị mạng … Nội dung bao gồm: các khoá học, các tài liệu học tập, các module nội dung bài giảng, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí,… Công cụ: phần mềm hỗ trợ việc tạo lập, phân phối, sử dụng và cải thiện nội dung học tập mở bao gồm cả việc tìm kiếm và tổ chức nội dung, các hệ thống quản lý nội dung và quá trình học tập (CLMS), các công cụ phát triển nội dung, và các cộng đồng học tập trực tuyến.

Địa chỉ truy cập http://voer.edu.vn

3.    Thư viện luận văn, luận án

Cung cấp thông tin luận văn tốt nghiệp và luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo trong cả nước. Các tài liệu được phân loại theo từng chủ đề riêng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp các bạn dễ dàng trong việc lựa chọn tài liệu tham khảo.

Địa chỉ truy cập: http://luanvan.moet.edu.vn 

4.    Học liệu mở của Mạng Giáo dục Edunet

Là một bộ phận của website Bộ GD&ĐT nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Edunet tạo điều kiện cho các nhà quản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, phụ huynh trao đổi các vấn đề về giáo dục thông qua các bài viết của mình. Đây là nguồn tài liệu khá phong phú thuộc nhiều lĩnh vực mà các bạn có thể khai thác để hỗ trợ cho việc học và nghiên cứu của bản thân.

Địa chỉ truy cập: http://edu.net.vn/media/

5.    Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright  (FETP)

Dựa trên kinh nghiệm của Viện Công nghệ Massachusetts với sáng kiến học liệu mở (OCW), FETP đã bắt đầu đưa tài liệu giảng dạy và nghiên cứu lên mạng. Đây không phải là một dự án đào tạo từ xa, mà là một nguồn tư liệu để những ai đang học tập và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến chính sách có thể nâng cao kiến thức và khám phá những cách thức tiếp cận mới trong quá trình học tập và xây dựng giáo trình.

Các giảng viên được khuyến khích sử dụng tài liệu của FETP vào môn học của họ ở các trường đại học. Học viên có thể sử dụng những tài liệu này làm định hướng cho hoạt động học tập và nghiên cứu độc lập. Tất cả nội dung đều trực tuyến, từ đề cương môn học, bài giảng, danh mục tài liệu đọc và bài tập sử dụng trong các môn của chương trình một năm và các khóa đào tạo cao cấp hay ngắn hạn. Về lâu dài, tất cả những tài liệu của FETP đều sẽ được đưa lên mục OCW của trường (theo quy định của luật bản quyền). FETP còn phối hợp với các trường và học viện ở Việt Nam để xúc tiến việc sử dụng những công cụ đào tạo tiên tiến từ xa.

Lưu ý pháp lý: Tài liệu học tập và giảng dạy được cung cấp miễn phí theo các điều kiện do OpenCourseWare của FETP quy định.

  Địa chỉ truy cập: http://www.fetp.edu.vn/vn/hoc-lieu-mo/tat-ca-cac-mon-hoc/

6.    Các nguồn thông tin miễn phí của INASP

INASP (International Network for the Availability of Scientific Publications) cung cấp một số tài nguyên bao gồm: các tài liệu đào tạo và các ẩn phẩm được tải về và sử dụng miễn phí. Ở đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các cơ hội tại INASP như công việc, thực tập, hợp tác và các dự án tình nguyện. Đối với các khoản tài trợ nhỏ và cơ hội cạnh tranh cũng như liên kết, các ấn phẩm và các nguồn lực đào tạo.

Địa chỉ http://www.inasp.info/

7.    Luận văn truy cập mở (Open access Thesis and Dissertation)

Đây là website cho phép tìm kiếm và khai thác 2,6 triệu luận văn/luận án của gần 1000 trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới.

Địa chỉ truy cập http://oatd.org

8.   QUT E-print

QUT E-print là bộ sưu tập số của Trường Đại Học Kỹ Thuật Queensland. Bộ sưu tập bao gồm bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng, tài liệu hội thảo, luận văn, sách… Bộ sưu tập này cho phép bạn xem và tải miễn phí các loại hình tài liệu trên.

Địa chỉ truy cập http://eprints.qut.edu.au

9.    Directory of Open Access Journals (DOAJ)

DOAJ được xây dựng và quản lý bởi Thư viện trường Đại học Lund-Mỹ. Hiện nay, có khoảng 129 tạp chí khoa học có thể khai thác trên DOAJ và hơn 121 nước tham gia đăng tạp chí trên DOAJ. Bên cạnh sự đa dạng vềmặt ngôn ngữ, DOAJ được xem là một trong những nguồn dữ liệu tập chí khoa học đa dạng về mặt chủ đề.

Địa chỉ truy cập http://www.doaj.org/ 

10.Autralasian Digital Theses-ADT

ADT được xây dựng vào năm 1998 với sự tham gia ban đầu của 7 trường đại học tại Australia. Đến năm 2001, 38 thành viên của Hội đồng thư viện các trường đại học Australia (CAUL) tham gia vào dự án ADT. Đến năm 2005, ADT kết nạp thêm các thành viên của Hội đồng thư viện các trường đại học Newzealand. ADT ra đời nhằm giúp cho giảng viên và sinh viên của các trường thành viên có thể tìm kiếm thông tin khoa học của các trường thông qua một công cụ tìm kiếm chung (cross-search interface).

Địa chỉ truy cập http://trove.nla.gov.au/general/about

11.Electronic Theses Online Service - EThOs

EthOs do Thư viện Anh (Thư viện quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh) xây dựng và phát triển. Dịch vụ ra đời cũng nhắm tạo ra điểm đến duy nhất để bạn đọc ở khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những nghiên cứu (luận án tiến sĩ) của các tác giả từng học tập tại các trường đại học, học viện tại Vương Quốc Anh. Đặc biệt, việc phát triển EthOs nhằm giúp cho bạn đọc có thể tìm kiếm những tài liệu nghiên cứu được xuất bản trước năm 1800 (tài liệu chỉ có bản in).

Địa chỉ truy cập http://ethos.bl.uk/Home.do

12.DART-Europe E-theses Portal

DART được xây dựng với mục đích tạo ra một nơi đến duy nhất nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp cận các tài liệu nghiên cứu (luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ) do các sinh viên đã từng học tập tại các trường đại học ở Châu Âu thực hiện. Ngoài ra, sự ra đời của cổng thông tin DART cũng nhằm mở rộng quy mô phổ biến thông tin nghiên cứu. Do đó, chính sách phục vụ của cổng thông tin là cho phép bạn đọc truy cập toàn văn tất cả tài liệu được lưu trữ. Hiện nay, DART cho phép bạn đọc truy cập toàn văn khoảng 550.000 tài liệu nghiên cứu của 564 trường đại học tại 28 nước ở Châu Âu.

Địa chỉ truy cập http://www.dart-europe.eu/About/info.php

13.  Cybertesis

Cổng thông tin Cybertesis được thành lập dưới sự tài trợ của tổ chức UNESCO và Fons Francophone des Inforoutes. Cổng thông tin là sản phẩm hợp tác của các trường đại học Chile, đại học de Lyon, Montreal, và 32 trường đại học ở Châu Âu, Phi và Mỹ La Tinh. Bạn đọc có thể truy cập toàn văn của khoảng 50.000 tài liệu nghiên cứu (luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ) tại Cybertesis.

Địa chỉ truy cập:

  http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/portals-and-platforms/goap/key-organizations/latin-america-and-the-caribbean/cybertesis/

14.  African Journals Online (AJOL)

African Journals Online là thư viện trực tuyến lớn nhất thế giới về các tạp chí chuyên ngành được xuất bản ở Châu Phi. AJOL là một tổ chức Phi lợi nhuận có trụ sở tại Nam Phi. Cơ sở dữ liệu của thư viện này bao gồm:

-        521 tạp chí, trong đó có 231 tạp chí truy cập mở

-       12 877 số báo với 151 075 bản trích yếu.

-       145 282 bài báo toàn văn để tải về, trong đó có 86 204 là mở truy cập.

Địa chỉ truy cập http://www.ajol.info

15. Elservier Open:

Tất cả các bài viết trong các tạp chí truy cập mở được xuất bản bởi Elsevier đã trải qua sự đánh giá ngang hàng, được chấp nhận vĩnh viễn ngay lập tức, miễn phí cho mọi người đọc và tải xuống.

Địa chỉ truy cập http://www.elsevier.com/about/open-access/open-access-options

16. ScienceDirect:

Địa chỉ truy cập: http://www.sciencedirect.com/science/jrnlallbooks/all/open-access

17. Taylor & Francis Online:

Là cơ sở dữ liệu cho phép truy cập đến nguồn tài nguyên miễn phí của hơn 30 lĩnh vực khoa học, với gần 4 triệu bài báo truy cập mở.

Địa chỉ truy cập: http://www.tandfonline.com

18.    SpringerOpen:

SpringerOpen là nguồn tài nguyên truy cập mở cho phép khai thác các bài báo khoa học miễn phí có chất lượng cao, bao gồm cả hơn 200 tài báo khoa học được bình xét phản biện (Peer-Review) của Spinger.

Địa chỉ truy cập: https://www.springeropen.com

19.PQDT Open – ProQuest:

PQDT Open cung cấp toàn văn các bài luận văn, luận án miễn phí. Bạn đọc có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng đến luận văn và luận án có liên quan đến các lĩnh vực quan tâm, và xem toàn bộ văn bản ở định dạng PDF.

Địa chỉ truy cập: https://pqdtopen.proquest.com/search.html

Số lượt xem: 54